Trong một vài năm trở lại đây, bartender đã trở thành một nghề khá hot, thu hút rất nhiều giới trẻ Việt Nam theo đuổi. Vậy bartender là gì? Tại sao bartender lại hấp dẫn đến vậy? Làm thế nào để trở thành một bartender chuyên nghiệp?
Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng giải đáp trong phần nội dung dưới đây.
Bartender là gì?
Bartender được hiểu là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn, đồ uống nhẹ và không cồn từ các nguyên liệu khác nhau như: rượu, nước hoa quả, nước ngọt có ga… Bartender thường làm việc trong khu vực quầy bar của các nhà hàng, khách sạn, khu resort hay quán bar.
Sinh viên khi theo học tại Khoa Quản trị Khách sạn- Nhà hàng trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng sẽ được đào tạo chuyên sâu về bartender. Nhà trường đào tạo theo mô hình đào tạo song hành (vừa tại trường và vừa tại doanh nghiệp). Sinh viên sau khi tốt nghiệp sinh viên nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng tốt những yêu cầu của doanh nghiệp.
Sinh viên Khoa Quản trị Khách sạn - Nhà hàng thực tập vị trí bartender tại Khác sạn Paradise VietNam
Tại sao bartender là một nghề nghiệp hấp dẫn giới trẻ?
Môi trường làm việc nhộn nhịp, sôi động và khá thoải mái
Không có cảm giác gò bó, tù túng
Tính thẩm mỹ cao: Bartender không đơn thuần làm công việc pha chế mà họ còn là những nghệ sĩ đích thực thông qua những phong cách trang trí mà họ tạo ra trên tác phẩm của mình hay những màn biểu diễn thao tác pha chế chính xác và điêu luyện
Không phân biệt giới tính, nam nữ đều có thể theo đuổi nghề này.
Mức lương rất hấp dẫn
Sinh viên thực hành tại Trung tâm thực hành Bar - Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng
10 bước để trở thành một bartender chuyên nghiệp
Bước 1: Khởi đầu bằng cách tìm kiếm công thức của các loại cocktail phổ biến, và ghi nhớ chúng. Một số gợi ý là Old Fashioned, Martini, Margarita, Long Island Iced Tea, Bloody Mary, Whiskey Sour và Manhattan. Tất nhiên có hàng trăm loại đồ uống bạn cần phải ghi nhớ, nhưng có kiến thức cơ bản về một số loại cocktail cổ điển sẽ khiến bạn nhìn rõ và háo hức tìm hiểu các sợi dây khi đến lúc để học cách đổ.
Bước 2: Tìm hiểu các thuật ngữ thông dụng trong nghề bartender
Có nhiều thuật ngữ quan trọng mà mọi nhân viên pha chế nên biết, và mặc dù bạn có thể học những điều này trong quá trình đào tạo hay làm việc, nhưng có vẻ sẽ tốt hơn nếu bạn có một chút hiểu biết về chúng trước đó. Một số thuật ngữ này là những từ mọi người thường sử dụng khi họ gọi đồ uống, như “on the rocks”, “up”, “neat”, hoặc “with a twist”. Các thuật ngữ khác đề cập đến cách thức đồ uống được tạo ra, như muddling, shaking hay stirring.
Bước 3: Dành một chút thời gian ở những quán bar
Hãy đi chơi tại một quán bar nơi bạn có thể gọi đồ uống và quan sát những bartender khi họ đang làm việc. Theo dõi các thao tác của bartender trong khi họ pha chế đồ uống thực sự giúp bạn học được nhiều điều. Nếu gặp một nhân viên pha chế thân thiện, bạn có thể trình bày với họ về mong muốn trở thành một bartender của bạn và xin họ một số lời khuyên.
Bước 4: Trở thành nhân viên phụ bar
Bây giờ bạn đã quen thuộc với một số thuật ngữ pha chế và công thức pha chế cocktail cổ điển, đã đến lúc tìm một công việc phụ bar. Bạn có thể tìm kiếm công việc này trên các website tìm việc làm trực tuyến hoặc đi thẳng tới các nhà hàng, khách sạn và hỏi những người quản lý trực tiếp.
Một trong các kỹ năng quan trọng nhất của một bartender là nói chuyện và lắng nghe mọi người – vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái với điều đó.
Bước 5: Nỗ lực hết mình với công việc phụ bar
Một khi bạn đã tìm được một công việc phụ bar, hãy chắc chắn rằng bạn làm việc một cách nghiêm túc. Tại một số quán bar và nhà hàng, vị trí này có thể được xem như là một trạm trung chuyển để lên vị trí pha chế. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn đi làm đúng giờ, ăn mặc đẹp và nỗ lực hết mình trong công việc.
Bước 6: Kết thân với những nhân viên bartender
Mặc dù có thể bạn không muốn làm phiền nhân viên pha chế trong lúc họ bận rộn, bạn vẫn nên tỏ ra thân thiện và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Luôn hỏi xem họ có cần trợ giúp gì không và trò chuyện với họ khi quán bar không quá đông khách. Điều này sẽ rất có ích cho công việc sau này của bạn khi bạn lên vị trí bartender.
Bước 7: Yêu cầu được học hỏi và thực hành nhiều hơn
Một khi đã xác định được rằng bạn là một nhân viên tốt và đã xây dựng được quan hệ khá tốt với các nhân viên pha chế, bạn nên bắt đầu bày tỏ về mong muốn được thực hành nhiều hơn. Nói với các nhân viên pha chế mà bạn đang làm việc cùng rằng bạn muốn học hỏi thêm và muốn trở thành một bartender. Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn đã có một mối quan hệ tốt với các bartender, họ sẽ sẵn sàng chỉ dạy cho bạn những điều cơ bản trong giờ nghỉ. Hãy tìm hiểu mọi thứ có thể về các loại rượu, bia, cách trang trí, và các kỹ thuật pha chế khác nhau.
Bước 8: Chăm chỉ thực hành
Một khi đã học được những điều cơ bản từ đồng nghiệp của mình, bạn nên đầu tư một số công cụ pha chế và bắt đầu tự thực hành. Hãy thử công việc pha chế tại bữa tiệc của bạn bè để có thêm kinh nghiệm. Sau đó, hãy xin những ý kiến trung thực, thẳng thắn từ họ. Những phản hồi này không chỉ giúp bạn điều chỉnh kỹ thuật của mình mà còn có thể giúp bạn tăng khả năng chịu đựng vì một số khách hàng sẽ không dễ chịu khi không hài lòng với sản phẩm của bạn.
Bước 9: Nói chuyện với quản lý về việc bạn đã sẵn sàng trở thành một bartender
Nếu bạn không mở lời, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội. Một người quản lý không thể đọc được suy nghĩ của bạn mặc dù bạn luôn làm việc chăm chỉ ở quầy bar. Bạn có thể nói chuyện với các nhân viên pha chế và hỏi ý kiến của họ về cách nói chuyện với quản lý.
Nếu quán bar nơi bạn đang làm việc không đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bạn, hãy cân nhắc chuyển sang một quán bar khác. Nếu đang đi xung quanh các nhà hàng hoặc quán bar mới, bạn nên thân thiện với các nhân viên pha chế vì điều này sẽ giúp bạn tốt hơn. Hãy hướng ngoại và tự tin mỗi khi nói chuyện với người quản lý, và cho họ biết về tất cả kinh nghiệm của bạn cũng như sự cam kết của bạn với nghề.
Bước 10: Hãy tự tin và sống hết mình với đam mê
Cuối cùng, nếu bạn đã trở thành một bartender thì thành thật chúc mừng bạn. Hãy luôn tự tin và nỗ lực hết mình với con đường mà bạn đã lựa chọn.
Ban tuyển sinh (nguồn tổng hợp)